Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng là 1 trong những “vật bất ly thân” không thể thiếu đối với mỗi cô gái, nhất là vào những ngày hè nắng nóng đỉnh điểm thì việc bôi kem chống nắng trở thành quy luật trước khi ra đường. Vậy mỗi khi lựa chọn kem chống nắng bạn quan tâm về điều gì? Thương hiệu, bao bì, chất kem hay chỉ số SPF? Đã bao giờ bạn để ý xem kem chống nắng của mình thuộc dòng vật lý hay hóa học hay chưa? Điểm khác biệt giữa 2 loại này là gì? Skinluxor sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý
  • Là loại kem chống nắng vô cơ với thành phần chính là  Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Nguyên lý hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo ra một lớp vỏ bọc bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không đi xuyên qua làm đen và sạm da 

Ưu điểm:

  • Chống được tia UVA, tia UVB và đồng thời có thể chống nắng phổ rộng.
  • Sau khi bôi kem có thể ra ngoài ngay không cần đợi kem thấm hoàn toàn vào da.
  • Lành tính, ít kích ứng, phù hợp mọi loại da, nhất là với da nhạy cảm và da mụn.
  • Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường.

Nhược điểm:

  • Kết cấu kem đặc, tạo lớp màng có thể gây bí da, khiến chúng mất sự trao đổi mồ hôi dẫn đến kem nhanh trôi nên tốn thời gian bôi lại kem.
  • Khi thoa không đồng đều kem lên da, tia UV sẽ thừa cơ hội chen chúc giữa các phân tử có chức năng chống nắng và gây hại cho da.
  • Do có thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide nên khi apply kem da thường lên tông màu, kém tự nhiên
  • Dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi khi hoạt động ngoài trời nhiều hoặc tiếp xúc với nước.
  • Khó tệp màu với lớp nền makeup

2. Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học
  • Là loại kem chống nắng được điều chế từ những thành phần hóa học như: avobenzone, oxybenzone, tinosorb, octylcrylence…Thay vì phản xạ lại tia UV, ngăn không cho tia UV xuyên qua da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV để phân hủy và xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.

Ưu điểm:

  • Kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, dễ tán đều trên da, ít gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm và không làm da bị bóng dầu.
  • Do chất đặc nên lượng kem sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý.
  • Dễ tệp màu da, có thể sử dụng để thay thế kem lót trang điểm.
  • Đa dạng với các chỉ số SPF khác nhau phù hợp với nhiều loại nhu cầu.
  • Được bổ sung thêm các thành phần như peptide, enzyme và các chất dưỡng da khác.

Nhược điểm:

  • Vì chứa thành phần hóa học nên dễ gây kích ứng da, đặc biệt là làn da nhạy cảm, dầu mụn. Sản phẩm có độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
  • Hiệu quả chống nắng giảm nhiều sau 2 giờ sử dụng.
  • Có thể gây khó chịu,cay mắt khi lỡ dính vào.
  • Cần chờ 15 – 20 phút để kem ngấm trước khi ra nắng.
  • Kem hoạt động bằng cách biến đổi tia UV thành nhiệt và giải phóng nhiệt qua da, có thể khiến da sậm màu.

3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Thật khó để đặt lên bàn cân so sánh nên chọn loại nào vì mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với tùy loại da. Xét về độ an toàn, kem chống nắng vật lý có ưu thế hơn vì phù hợp với mọi loại da và lành tính hơn so với kem chống nắng hóa học. Trong khi đó kem chống nắng hóa học lại hạn chế dùng cho da nhạy cảm và da dầu. Không những vậy, thời gian sử dụng trong ngày của kem chống nắng vật lý kéo dài lâu hơn kem chống nắng hóa học. Một số trường hợp kem chống nắng hóa học gây cay mắt cho người dùng. Bởi các lợi thế trên mà các bác sĩ da liễu thường khuyên chọn kem chống nắng vật lý hơn kem chống nắng hóa học.

Tuy nhiên, nếu bạn là người hay trang điểm và hoạt động ngoài trời thì kem chống nắng hóa học lại là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Hoặc tốt hơn hết bạn có thể test 1 ít trên da tay tầm 15 phút để biết chắc chắn khi apply lên da mặt sẽ không bị dị ứng. Nhưng dù là dùng loại nào thì cứ cách 2-3 tiếng bạn cần thoa lại lớp kem mới để da không bị ăn nắng. Và cuối ngày trước khi rửa mặt cần dùng nước tẩy trang loại bỏ lớp kem vì sữa rửa mặt không thể làm sạch hoàn toàn những bụi bẩn cũng như những gì tồn động trên da sau 1 ngày dài, tránh trường hợp bị bít tắc lỗ chân lông và mụn ẩn.

Thông qua bài viết này hi vọng bạn đã có kiến thức về kem chống nắng cũng như lựa chọn loại kem phù hợp với làn da của mình. Skinluxor chúc bạn luôn xinh đẹp và rạng rỡ hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.