Trị mụn – hiểu từng loại và điều trị đúng cách

Trị mụn – hiểu từng loại và điều trị đúng cách

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta không chỉ bởi vì chúng gây nên sự mất thẩm mỹ, mà nghiêm trọng hơn còn gây ảnh hưởng đến làn da của chúng ta, khiến chúng ta khó chịu, đau nhức. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể trị mụn tại nhà hoặc cứ để chúng qua vài ngày sẽ khỏi, mà mỗi loại mụn khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau.

Vậy nên, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại mụn, loại nào có thể trị mụn tại nhà, loại mụn nào nên đi bác sĩ và cách điều trị mụn cho từng loại nhé. Phải hiểu đúng từng loại mụn thì mới có cách trị mụn đúng phải không nào.

Hiểu rõ từng loại mụn để có cách trị mụn hợp lý 

Chúng ta có thể chia ra làm 2 loại chính là mụn viêm và mụn không viêm. Đối với mụn không viêm chúng ta hoàn toàn có thể trị mụn tại nhà, tuy nhiên đối với mụn viêm, chúng ta cần phải cẩn thận trong việc trị mụn vì đôi khi các loại thuốc trị mụn thông thường không qua kê đơn sẽ chẳng có tác dụng gì đối với các loại mụn này cả.

   1. Mụn đầu trắng (mụn không viêm)

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Bạn tưởng tượng nhé, lỗ chân lông của mình rỗng và có hình một chiếc túi, khi lỗ chân lông bị bít kín bằng vi khuẩn, dầu thừa thì sẽ gây nên tắc nghẽn từ đó tạo ra mụn trắng trên da. 

Việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi trị mụn đầu trắng đó chính là không được nặn chúng khi chúng chưa xuất hiện cồi, điều này không chỉ khiến nốt mụn bị sưng mà còn khiến cho tình trạng mụn của bạn thêm tồi tệ, gây nên những vết thâm mụn khó loại bỏ sau này.

Cách trị mụn đầu trắng tại nhà đó là sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất như: Sulfur, Salicylic Acid,hay Benzoyl Peroxide. Bạn có thể chấm lên từng nốt mụn hoặc có thể áp dụng lên toàn bộ khuôn mặt. Tuy nhiên, lời khuyên từ các bác sĩ da liễu đó chính là bạn nên dùng Salicylic Acid ở nồng độ nhẹ trên toàn khuôn mặt để tẩy đi lớp tế bào chết. Còn đối với Sulfur và Benzoyl Peroxide thì bạn chỉ nên chấm lên các đốt mụn vì 2 loại chất này rất gây kích ứng cho da nếu dùng nồng độ không phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn Retinoids, một chất có nguồn gốc từ vitamin A, cũng có hiệu quả để điều trị mụn trứng cá không viêm ví dụ như retinol, adapalene (Differin) và tretinoin (Retin-A). Retinoids giúp làm sạch mụn bằng cách làm thông thoáng lỗ chân lông. Đây cùng là chất được Học viện Da liễu Hoa Kỳ coi là “cốt lõi của liệu pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà”.

   2. Mụn đầu đen (mụn không viêm)

(Ảnh minh họa)

Giống như tên gọi của chúng, chúng ta có thể nhận biết mụn đầu đen bằng những chấm đen trên mặt mình. Thường thì mụn đầu đen được gọi là mụn trứng cá mở vì phần đầu của lỗ chân lông vẫn mở nhưng sâu bên trong lỗ chân lông bị tắc gây nên tình trạng mụn.

Cách trị mụn đầu đen mà chúng ta vẫn thường hay thấy đó chính là nặn để lấy nhân mụn ra. Tuy nhiên đây là một cách trị mụn không được các bác sĩ da liễu khuyến khích vì dễ gây ra tổn thương trên da và gây ra sẹo. Một cách trị mụn đầu đen thứ 2 cũng rất không được khuyến khích đó chính là sử dụng miếng lột mụn, bởi vì cách trị mụn này chỉ loại bỏ được một phần mụn đầu đen nhưng lại khiến vùng da ở đó bị lột đi, điều này chỉ làm mụn đầu đen quay trở lại nhiều hơn mà thôi. 

Cách trị mụn đầu đen tốt nhất đó chính là sử dụng các hoạt chất như AHA, BHA, Salicylic Acid để loại bỏ bã nhờn, làm lỗ chân lông thông thoáng từ đó mụn đầu đen cũng sẽ giảm đi đáng kể.

   3. Mụn bọc (mụn viêm)

(Ảnh minh họa)

Mụn bọc hay còn gọi là mụn mủ bọc, đó là những nốt phồng nhỏ, có tâm màu trắng và vùng da bị viêm đỏ xung quanh. Chúng thường phát triển thành từng đám trên ngực, mặt hoặc lưng. Sau một thời gian bị viêm nhiễm chúng sẽ phát triển thành các bọc mụn chứa đầy mủ lớn hơn gây đau nhức và mất thẩm mỹ trên mặt.

Mụn mủ được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc sau đó nhiễm trùng, tuy nhiên, việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân chính khiến chúng phát triển. 

Khi gặp mụn bọc bạn không được tự ý nặn mà cần phải đi đến bác sĩ da liễu để thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý, vì khi tự nặng rất có thể nốt mụn chỗ đó sẽ bị nhiễm khuẩn và gây nên tình trạng nặng hơn.

Cách trị mụn bọc có hai phương pháp đó chính là bôi thuốc hoặc uống thuốc. Các dạng thuốc bôi đa phần sẽ được bác sĩ kê đơn và trong đó sẽ có các thành phần như: Kháng sinh, Benzoyl Peroxide nồng độ cao, Salicylic Acid theo toa, Tretinoin. Các thành phần này có tác dụng kháng viêm, loại bỏ bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông để ngăn mụn quay lại.

   4. Mụn ẩn (mụn không viêm)

(Ảnh minh họa)

Trong các loại mụn thì mụn ẩn là loại mụn khó trị dứt điểm nhất dù chúng không gây đau nhức như mụn bọc, hay mất thẩm mỹ như mụn đầu đen. Mụn ẩn là loại mụn có nhân nằm sâu dưới da, không trồi lên bề mặt da, thường mọc theo từng cụm gây nên những vùng sần sùi trên da. Nguyên nhân gây ra loại mụn này là vì chúng ta trong quá trình làm sạch đã thực hiện không kỹ, dẫn đến việc tích tụ bã nhờn sinh ra mụn, hoặc do chế độ sinh hoạt của bạn không tốt dẫn đến bị mụn ẩn nội tiết.

Cách trị mụn ẩn dưới da đó chính là vệ sinh da mặt thật kỹ, không nên lạm dụng mỹ phẩm makeup và quan trọng hơn đó chính là có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Có một vài bạn sẽ chọn cách đi lấy nhân mụn để trị mụn ẩn, tuy nhiên các bác sĩ da liễu không khuyến khích việc lấy nhân mụn ẩn vì nếu chế độ chăm sóc da không tốt sẽ khiến mụn quay lại và càng nặng hơn. 

Do đó, cách trị mụn ẩn tốt nhất đó chính là vệ sinh da mặt thật sạch, thường xuyên tẩy tế bào chết, bạn có thể sử dụng các hoạt chất loại bỏ bã nhờn, tẩy da chết như BHA, Salicylic Acid để loại bỏ dần mụn ẩn, thường xuyên cấp nước và ăn uống điều độ, lành mạnh để cơ thể điều tiết nội tiết tố làm giảm hoặc tiêu trừ đi mụn ẩn.

Trên đây là sơ lược về 4 loại mụn và phương pháp trị mụn sao cho an toàn. Chúc bạn ngày càng xinh đẹp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.