Phân biệt 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến nhất hiện nay.

Phân biệt 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến nhất hiện nay.

Làn da của chúng ta luôn có cơ chế tự phục hồi và thay thế những tế bào mới, do đó việc tẩy tế bào chết được xem là một trong những bước tiền đề cho các bước dưỡng da ở sau được tốt hơn. 

Nhưng hiện nay khi thị trường làm đẹp đang có những bước phát triển vượt bậc, thì các loại tẩy tế bào chết cũng được phát triển thành nhiều loại hơn để phù hợp với từng loại da. Do đó, hôm nay mời bạn cùng tìm hiểu về 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến hiện nay là: tẩy tế bào chết hóa học, tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết sinh học, cũng như việc chúng ta nên tẩy tế bào chết khi nào và tẩy ra sao để không gây tổn thương cho da bạn nhé.

Tẩy tế bào chết khi nào.

Các chuyên gia về da liễu khuyên rằng chúng ta chỉ nên tẩy tế bào chết cho mặt khoảng 2 lần/tuần để tránh gây tổn thương cho da. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tẩy tế bào chết còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người nhưng tốt nhất vẫn chỉ nên sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần đối với những bạn da khỏe, còn những bạn có da nhạy cảm thì chỉ nên tẩy 1 lần/tuần mà thôi. 

Thêm vào đó, việc tẩy tế bào chết nên được thực hiện vào buổi tối để giúp cho các bước dưỡng da ở phía sau được hấp thụ tốt hơn, tuy nhiên khi tẩy tế bào chết bạn nên dưỡng ẩm nhiều hơn một chút và khóa ẩm kỹ càng vì khi này da đang rất khô, nhạy cảm rất dễ bị mất ẩm ngược. 

Ngoài ra bạn cũng không nên tẩy tế bào chết vào buổi sáng vì khi thực hiện tẩy tế bào chết da của bạn sẽ mỏng đi, dễ tổn thương nên rất dễ bị sạm đen bởi ánh nắng mặt trời.

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến hiện nay là tẩy tế bào chết hóa học, tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết sinh học và công dụng của chúng nhé.

Tìm hiểu về 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến hiện nay.

1. Tẩy tế bào chết hóa học.

(Tẩy tế bào chết hóa học)

Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp loại bỏ da chết bằng các chất tẩy acid, các chất này hoạt động trên da và phá vỡ liên kết giữa các tế bào với nhau, từ đó giúp tế bào chết dễ dàng bong ra, nhường chỗ cho các tế bào mới. 

Thường thì tẩy tế bào chết hóa học sẽ được recommend cho những ai bị mụn, da lão hóa vì loại tẩy tế bào chết này không chỉ không cần chà xát mạnh mà các hoạt chất sẽ thấm sâu vào da giúp kích thích tái sinh da ở cấp độ tế bào, giúp da khỏe hơn từ đó cũng làm mụn chín nhanh hơn hoặc chống lại các dấu hiệu lão hóa tốt hơn. 

Hiện nay các loại tẩy tế bào chết hóa học phổ biến nhất đó là AHA, BHA và PHA. Mỗi loại có đặc trưng riêng, nồng độ và phù hợp với từng loại da nhất định mà ở bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

2. Tẩy tế bào chết vật lý.

(Tẩy tế bào chết vật lý)

Bạn sẽ dùng các sản phẩm có dạng hạt mịn (scrub) sau đó chà xát trên da mặt để các tế bào chết dần bong ra. 

Tuy nhiên, đây là phương pháp tẩy tế bào chết truyền thống và có một vài hạn chế. Nếu như bạn là một người có làn da nhạy cảm, mỏng, dễ tổn thương hoặc đang bị mụn thì tẩy tế bào chết vật lý thật sự không phải là sự lựa chọn tốt cho bạn, vì các hạt scrub sẽ khiến da bạn bị tổn thương nhiều hơn. Hoặc nếu bạn lỡ tay chà xát quá mạnh sẽ rất dễ khiến cho da mặt bị trầy xước, điều này rất đáng để lưu ý bạn nhé. 

Nhưng đây là một trong những loại tẩy da chết ít gây kích ứng cho da nhất, vậy nên nếu da không có vấn đề về mụn hoặc quá mỏng bạn có thể cân nhắc về tẩy tế bào chết vật lý bạn nhé.

3. Tẩy tế bào chết sinh học.

(Tẩy tế bào chết sinh học)

Nếu như từ trước giờ chúng ta chỉ nghe đến tẩy tế bào chết hóa học và vật lý thì bây giờ với những ứng dụng vi sinh vào làm đẹp, chúng ta lại có thêm một loại tẩy tế bào chết mới là tẩy tế bào chết sinh học. Đây là một loại tẩy tế bào chết khá mới tại Việt Nam, do đó có khá ít thông tin về loại này, nhưng không sao hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tẩy tế bào chết sinh học hay còn gọi là tẩy tế bào chết bằng Enzyme. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, các loại Enzyme từ dứa (Bromelain), đu đủ (Papain), bí ngô (Cucurbita Pepo) hoặc vi khuẩn Bacillus có thể phá vỡ các Protein ra thành những phần nhỏ, kích hoạt một số phản ứng xảy ra ở cấp độ tế bào giúp cho lớp sừng của chúng ta bong ra một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương hoặc dị ứng cho da.

Các bác sĩ da liễu cũng khuyên rằng, nếu bạn có một làn da nhạy cảm thì tẩy tế bào chết sinh học là một lựa chọn khá lý tưởng đối với bạn vì chúng dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da. Ngoài ra, các chất Enzyme cũng có tác dụng chống viêm giúp da giảm thiểu sưng tấy khi tẩy tế bào chết.

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết

Sau khi đã tẩy trang và rửa sạch mặt, bạn sẽ lấy một lượng vừa phải và apply lên da. Nếu bạn dùng các loại tẩy tế bào chết hóa học hoặc sinh học thì không cần chà xát chỉ cần xoa nhẹ, hoặc vỗ đều là được, tế bào chết các ngày sau sẽ tự động bong ra khi bạn rửa mặt. Nếu bạn dùng tẩy tế bào chết vật lý thì cần xoa nhẹ, matxa nhẹ nhàng khoảng 10’ để loại bỏ tế bào chết rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó tiếp tục thực hiện các bước dưỡng.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về các loại tẩy tế bào chết và tìm được loại tẩy tế bào chết phù hợp với bản thân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.