BẠN ĐANG ĂN THƠM HAY KHÓM ? LIỆU THƠM VÀ KHÓM CÓ CÙNG LÀ MỘT ?

BẠN ĐANG ĂN THƠM HAY KHÓM ? LIỆU THƠM VÀ KHÓM CÓ CÙNG LÀ MỘT ?

Thơm – hay còn gọi là khóm hoặc dứa vốn là một trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Đây không chỉ là một loại trái cây mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể mà thơm ( hay còn gọi là khóm, dứa ) còn giúp giải nhiệt cơ thể và nhiều người còn truyền miệng nhau rằng “ăn thơm sạch miệng”. Nhưng thật sự thì ba cái tên thơm, khóm và dứa có thật sự được dùng để gọi tên một loài quả không ? Các bạn hãy cùng Skinluxor tìm hiểu nhé !

Đặc điểm chung của thơm và khóm 

(Ảnh minh họa)
  • Nếu bạn lên mạng và tìm hiểu về loài trái cây thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra loài trái cây này thật sự sỡ hữu rất nhiều cái tên. Đặc biệt, mọi người thường chỉ biết đến nó qua 3 cái tên thơm, khóm và dứa vì độ thông dụng của nó. Ngoài thơm, khóm và dứa thì loài trái cây còn có những cái tên như : khớm hay gai ( ở miền Trung ) và Huyền Nương (tên của một cô gái lười biếng bị biến thành trái thơm khi nói dối người mẹ – theo truyện cổ tích Việt Nam ). Đây là một loài trái cây nhiệt đới có tên khoa học là Ananas Comusus – vốn là một loại cây bản địa ở Paraguay và Brasil.
  • Gọi là quả nhưng thật ra nó là trục bông của cây và các nhánh lá mọng nước tụ họp lại còn quả chính là những “mắt thơm”. Thơm nhiều mắt, thịt màu vàng có vị chua ngọt thanh rất đặc trưng nên rất được ưa chuộng.  

Điểm khác nhau của thơm và khóm 

Một số người bán trái cây cho rằng thơm và khóm là hai loài trái cây khác nhau mặc dù nhiều người chỉ cho rằng thơm và khóm cùng chỉ một loài trái và nó được phân biệt theo từng vùng miền. Sau đây là bảng một số điểm khác nhau cơ bản giữa thơm và khóm

  1. Kích thước : Thơm trái sẽ to tầm 3kg/1 trái còn trái khóm nhỏ hơn khoảng 1kg/1 trái 
  2. Lá của thơm không có gai còn khóm có gai
  3. Mắt thơm : thưa, giãn và mắt khóm thì dày
  4. Vị thơm thanh nhưng vị khóm ngọt đậm hơn
  5. Theo vùng miền thì thơm và khóm là cách gọi chung của miền Nam nhưng miền Bắc gọi là dứa.

Giá trị dinh dưỡng của thơm – khóm 

(Ảnh minh họa)

Nếu bạn chưa biết thì thơm có hàm lượng axit hữu cơ cao, cung cấp lượng mangan dồi dào và chứa nhiều vitamin C, vitamin B1.

Thơm chứa enzym bromelain có thể phân hủy protein nên khi dùng thơm để chế biến một số món như thịt vịt, thịt bò xào sẽ giúp thịt mềm và dậy mùi vị hơn.

Ngoài ra, chất bromelain trong thơm giúp tẩy giun, giảm đau khớp và enzym từ thơm có thể làm liền sẹo.

Chính vì thơm chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt là vitamin C, vitamin B1,… nên không chỉ dùng để ăn mà thơm còn là một “mỹ phẩm dưỡng da” hoàn toàn hiệu quả :

  1. Tẩy tế bào chết : Dùng nước ép dứa + mật ong thoa lên vùng mặt, cổ. Massage hỗn hợp 5 – 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Hạn chế lực ma sát mạnh khi rửa mặt sau đó dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da.
  2. Trị nám da : Dùng 1 chiếc mặt nạ giấy nhúng vào nước ép thơm rồi đắp lên mặt nhưng lưu ý tránh vây vào vùng mắt và thư giãn khoảng 15 phút trước khi rửa mặt với nước sạch. Chất acid bromatic, các vitamin và khoáng chất có trong dứa giúp lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, giúp da mịn màng – trắng sáng hơn.
  3. Cải thiện vùng da khô, chai sạn ở gót chân : Thơm có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm các vết chai nhanh chóng và hiệu quả mang lại cảm giác dịu nhẹ, thư giãn cho làn da. Trộn nước ép hoặc bã thơm xay nhuyễn với bạc hà và thoa lên chân, để trong khoảng 10 phút rồi tiếp tục massage nhẹ khắp vùng gót chân. Thành phần tự nhiên trong dứa và bạc hà sẽ làm mềm các vết chai, lưu lại mùi hương dễ chịu cho đôi chân xinh của bạn.

Thơm và Khóm vốn là 2 giống trái khác nhau nhưng có thể bạn sẽ khó mà phân biệt được nếu chỉ nhìn sơ qua. Đây không chỉ là loại trái nhiệt đới dùng để ăn mà còn có giá trị làm đẹp rất cao. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm được một số kiến thức hữu ích nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.